Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Kinh tế dược liệu Việt Nam - Thế mạnh của kinh tế tập thể, hợp tác xã
Việt Nam hiện là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới và được xếp hạng 16 trên thế giới về đa dạng nguồn gen. Trong đó, có rất nhiều nguồn gen được ứng dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Đây là một trong những cơ hội lớn cho các HTX sản xuất dược liệu tại Việt Nam.
Ngày 25/7, tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), Diễn đàn “Kinh tế dược liệu Việt Nam - Thế mạnh của kinh tế tập thể, hợp tác xã” đã thu hút đông đảo đại biểu tham dự. Chương trình do Liên minh hợp tác xã (LMHTX) Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Theo Quyết định 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên. Đây sẽ là tiền đề để quy hoạch và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.

Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh. Điều này đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Trong đó khu vực kinh tế tập thể, HTX, Tổ hợp tác, Liên hiệp HTX đóng góp một phần quan trọng trong trồng, bảo tồn, khai thác, chế biến... cây dược liệu trên phạm vi cả nước.

Đồng thời, Quyết định số 376 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp dược, sản xuất nguyên liệu làm thuốc trong nước với các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ ở mức cao; Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp dược, chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự; Nhà nước ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc mới, thuốc dược liệu chất lượng cao, phát triển sản xuất thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia.

Đến thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tại Việt Nam đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng... nhưng riêng lẻ và với tỷ lệ không đáng kể. Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi liên tục tăng, năm 2022 đạt 276 triệu USD nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền và thuốc từ thảo dược để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu. Doanh thu hàng năm của thuốc từ dược liệu trên toàn thế giới đạt trên 100 tỷ USD và nhu cầu về dược liệu, thuốc từ dược liệu có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo Fortune Business Insights, tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu dự kiến có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.

Thống kê của Hải quan Nhật Bản, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang Nhật Bản lên tới 8,6 triệu USD. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết tiềm năng cho dược liệu Việt Nam ở Nhật Bản - nước tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới vẫn còn rất lớn, nhất là khi thời gian gần đây, nhiều công ty dược phẩm của Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn nhập khẩu dược liệu của Việt Nam.

Những phân tích và số liệu trên cho thấy tiềm năng vô cùng to lớn của ngành dược liệu và đây cũng là thế mạnh của các HTX, tổ hợp tác nếu biết nắm bắt cơ hội.

Thông tin tại Diễn đàn, TS Nguyễn Minh Khởi, Viện Dược liệu cho biết: Từ năm 2011 đến nay, thông qua chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen cấp quốc gia, Viện Dược liệu đã chủ trì và phối hợp nghiên cứu trên một số đối tượng: đảng sâm Việt Nam, hà thủ ô đỏ, ngũ vị tử, sâm Ngọc Linh, bạch truật, sâm bố chính, cát cánh, độc hoạt, kim ngân, huyền sâm. Sản phẩm đạt được từ các nhiệm vụ này là cơ sở dữ liệu về phân bố và đa dạng nguồn gen cây thuốc, vườn giống gốc, tiêu chuẩn giống, mô hình nhân giống, mô hình trồng và sơ chế dược liệu. Kết quả đạt được từ các nhiệm vụ này là tiền đề cho việc nhân rộng mô hình trồng ở quy mô lớn hơn nhằm phát triển vùng nguyên liệu làm thuốc cho địa phương.

Trong khi đó, theo PGS.TS Trần Văn Ơn, Trường Đại học Dược Hà Nội, với thị trường trong nước, tổng số loài cây thuốc có nhu cầu sử dụng trong Y học cổ truyền khoảng 800 loài, tổng nhu cầu về lượng khoảng 30.000 tấn/năm. Tổng số loài thảo dược có nhu cầu sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm, đồ uống khoảng 300 loài, tổng nhu cầu về lượng khoảng 30,000 tấn/năm. Tổng giá trị xuất khẩu thảo dược Việt Nam được ước lượng khoảng 400 triệu USD/năm, trong đó đóng góp chính là quế, hồi và thảo quả.

Chia sẻ tại Diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Đức Bách, Viện nghiên cứu Vi tảo và Dược mỹ phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Thành viên HTX Vân Đài cho biết: Hiện nay, HTX đã và đang cung cấp hơn được khoảng 12 giống cây giống dược liệu chủ lực phù hợp với sinh thái đồng bằng sông Hồng và đặc biệt tỉnh Thái Bình, đồng thời hướng dẫn quy trình chăm sóc phù hợp để phát huy giá trị của nguồn dược liệu, góp phần tạo sản phẩm chất lược tốt phục vụ sức khỏe người dân.

TS. Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền khẳng định: Việt Nam đã bước đầu hình thành hệ thống “chuỗi giá trị” phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi góp phần đảm bảo đầu ra sản phẩm dược liệu sản xuất trong vùng và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào DTTS trong khu vực triển khai dự án gấp hai lần so với thời điểm trước khi triển khai dự án. Hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo “chuỗi giá trị”, đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ý thức bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LMHTX Việt Nam, dược liệu Việt Nam là tài nguyên quý giá của đất nước và là thế mạnh của kinh tế tập thể HTX. Để các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu Việt từng bước khẳng định ra thế giới rất cần sự liên kết của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nhân.

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới và được xếp hạng 16 trên thế giới về đa dạng nguồn gen. Trong đó, có rất nhiều nguồn gen được ứng dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Ước tính có 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch. So với 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, số loài cây thuốc Việt Nam được biết đến chiếm khoảng 11%. Đây là một trong những cơ hội lớn cho các HTX sản xuất dược liệu tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban tổ chức đã khai mạc triển lãm “Con đường dược liệu Việt Nam” trưng bày nhiều loại dược liệu quý đang trồng và sản xuất tại các địa phương. Cùng với đó là và các phiên giao thương, kết nối xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp mua và bán để cùng lan tỏa sản phẩm dược phẩm Việt Nam./.
DanQuyen.com (Theo dangcongsan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)
    Chuyên gia: Cho nhập khẩu, chênh lệch giá vàng sẽ hạ nhiệt chỉ trong vòng một tuần (08-05-2024)
    Cổ phiếu trụ lên tiếng, VN-Index 'bật xanh', khối ngoại xả đột biến hơn 1.200 tỷ (08-05-2024)
    TIỀN LƯƠNG MỚI SẼ TĂNG BAO NHIÊU? (08-05-2024)
    Top 10 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay (08-05-2024)
    20 quốc gia nợ Trung Quốc nhiều nhất (07-05-2024)
    Ngỡ ngàng khi vàng bị…ế (07-05-2024)
    Giá vàng chiều nay (7-5): Tăng như 'vũ bão' (07-05-2024)
    Trúng 172 gói thầu, Công ty Cây xanh Công Minh lớn cỡ nào? (07-05-2024)
    VN-Index đang tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250 điểm (06-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC miệt mài tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới, quý kim tiếp tục được 'đẩy thuyền' (06-05-2024)
    Lý giải giá vé máy bay nội địa tăng cao (06-05-2024)
    Giá vàng thế giới gần đáy 1 tháng, vàng miếng trong nước đắt kỷ lục (04-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Họp khẩn vụ nghi bị lừa bán hạt điều, quế... vào UAE (25-07-2023)
    Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng sản xuất 55 ngày để bảo dưỡng tổng thể (25-07-2023)
    Một ngân hàng muốn huy động 20.000 tỉ đồng qua phát hành trái phiếu riêng lẻ (24-07-2023)
    Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/7: Hiện thực hóa lợi nhuận và tránh mua đuổi (24-07-2023)
    Giá tiêu hôm nay 23/7/2023, thị trường bất ngờ phản ứng tích cực, lý do xuất khẩu tiêu Việt lao dốc (22-07-2023)
    Giải pháp giúp ngành sầu riêng Việt Nam vươn xa (21-07-2023)
    Bộ Công Thương chỉ đạo hỏa tốc trước việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo (21-07-2023)
    Foxconn - nhà cung ứng của Apple báo lãi 7.500 tỉ đồng từ các thành viên ở Việt Nam (21-07-2023)
    Giá vàng hôm nay 22/7/2023: Giá vàng 'gánh' loạt sức ép, chờ bứt phá, người dân hết mặn mà với SJC (21-07-2023)
    Giá tiêu hôm nay 22/7/2023, hồ tiêu Việt xuất khẩu được giá, tin vui từ thị trường Ấn Độ và Malaysia (21-07-2023)
    Giảm lãi suất nhưng không thể để 'đồng tiền dễ dãi' (20-07-2023)
    Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng (20-07-2023)
    Việt Nam - Malaysia: Tận dụng cơ hội từ các thỏa thuận thương mại RCEP, CPTPP (20-07-2023)
    Nông dân Ukraine đứng trước nhiều thách thức sau khi Sáng kiến Biển Đen hết hiệu lực (19-07-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngân hàng phải ưu tiên vốn cho đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng (15-07-2023)
    Đón tin vui lạm phát, chứng khoán Mỹ có tuần tăng mạnh nhất từ tháng 3 (15-07-2023)
    Thủ tướng: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay (15-07-2023)
    Kỳ vọng bức tranh xuất khẩu thủy sản sẽ 'sáng' hơn từ nửa cuối năm 2023 (15-07-2023)
    Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố vì gây thiệt hại hơn 50 tỉ trong vụ BV Sản Nhi Quảng Ninh (13-07-2023)
    Vì sao tài sản của tỷ phú Jack Ma thâm hụt tới một nửa? (12-07-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152969408.